Tìm hiểu về linh kiện khóa điện tử

Khóa cửa điện tử đã có mặt trên thị trường nước ta từ lâu và đã được khá nhiều người biết đến và sử dụng loại khóa này thay cho khóa cơ truyển thống lắp trên các loại cửa gỗ, cửa sắt, cửa nhôm kính… trong gia đình . Mặc dù vậy nhưng chưa có nhiều người thực sự hiểu cấu tạo và cách hoạt động của một bộ khóa thông minh. Bài viết dưới đây sẽ phần nào giúp bạn nắm rõ hơn về cấu tạo linh kiện khóa điện tử này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

 

1. Ruột khóa điện tử

 

Ruột khóa hay lõi khóa là bộ phận quan trọng nhất của một bộ khóa cửa điện tử. Thông thường, lõi khóa là một hệ thống bao gồm nhiều chốt liên kết lại với nhau. Các chốt này có từng chức năng, công việc cụ thể nhưng đều cùng một nhiệm vụ đó là cố định cửa khi khóa đang ở trạng thái “Khóa”.

 

Hệ thống chốt này có thể được điều khiển và mở ra bởi dòng điện, tuy nhiên cũng có thể được mở ra bằng chìa khóa thông thường đi kèm trong những trường hợp cụ thể.

 

Bởi đây là “trái tim” của mọi hệ thống khóa nên sẽ bị kẻ gian nhắm tới đầu tiên. Cũng chính vì vậy mà lõi khóa có thể coi là cơ sở đánh giá chất lượng của một bộ khóa.

 

ruot khoa dien tu

Ảnh minh họa ruột khóa điện tử

 

2. Mạch khóa điện tử 

 

2.1. Mạch khóa điện tử là gì?

 

Đi kèm hệ thống chốt lõi là mạch khóa, giúp khóa cửa thông minh trở nên an toàn và tiện lợi hơn các sản phẩm khóa cơ truyền thống.

 

Tùy vào từng hãng khóa và từng dòng khóa cụ thể mà cách thiết kế vi mạch có sự khác nhau. Ví dụ, khóa cửa vân tay sẽ có bộ quét và đọc dữ liệu vân tay, trong khi khóa mở bằng thẻ từ sẽ có đầu đọc tần số thẻ.

 

2.2. Sơ đồ mạch khóa điện tử

 

Do mỗi dòng khóa cửa có mục đích sử dụng khác nhau nên bảng mạch của sản phầm cũng có những khác biệt nhất định.

 

Tuy nhiên, hầu hết các các thương hiệu khóa cửa đều dùng diod bán dẫn trong thiết kế. Diot bán dẫn là một loại mạch điện tử có nhiều loại và chức năng phù hợp với mục đích như: diod chỉnh lưu, diod tách sóng (cao tần), hay diod ổn áp (zenzor)… Các diod bán dẫn này được lắp đặt trên mạch điện tử và quyết định đến trạng thái khóa/ mở chốt cửa.

mach-khoa-so-dien-tu

Minh họa : Sơ đồ mạch khóa điện tử

 

Bất cứ một bộ khóa cửa thông minh nào cũng đều phải có một bảng mạch điện tử điều khiển trạng thái khóa như vậy, tuy nhiên, cơ cấu của bảng mạch sẽ được tùy biến để phù hợp với từng loại khóa cửa.

 

3. Nguồn pin của khóa điện tử

 

3.1. Khóa điện tử dùng pin gì

 

Hầu hết các sản phẩm khóa cửa bán trên thị trường sử dụng nguồn điện 12 volt (8 pin AA x 1.5 volt/pin). Dù vậy, khóa vẫn hoạt động bình thường chỉ với nguồn 6 volt (4 pin AA x 1.5 volt/pin).

 

Với nguồn điện chuẩn (nguồn 12 volt), khóa có đủ năng lượng để hoạt động ~10.000 lần đóng mở cửa ra vào, tức khoảng 30 – 36 tháng nếu tần suất mở cửa là 10 – 15 lần/ngày.

 

3.2. Cách xử lý khi khóa điện tử hết pin

 

Khóa sẽ liên tục phát tín hiệu cảnh báo pin yếu tới người dùng để chủ động thay pin mới kịp thời. Tuy nhiên, nếu khóa đã cạn sạch pin và không thể mở cửa thì có những cách giải quyết dưới đây:

 

  • Sử dụng chìa cơ đi kèm để mở cửa.
  • Kích nguồn bằng cách sử dụng pin vuông 9 volt/pin và sử dụng tạm thời.
  • Một số dòng khóa cho phép sử dụng pin sạc dự phòng của điện thoại để kích nguồn và mở cửa.

 

Như vậy, Các sản phẩm khóa cửa điện tử hiện nay đều có cấu tạo và chức năng tương tự nhau, không có quá nhiều khác biệt dẫn đến khó khăn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để mua được một sản phẩm ưng ý và phù hợp không phải là một việc dễ dàng. Nếu còn thắc mắc chưa được giải đáp, hãy liên hệ lại với chúng tôi theo hotline: 088 6968 555 hoặc Inbox Fanpage: Khóa cửa Beelock để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 088.6968.555
Gọi NGAY
Chat Zalo